Sản phẩm Gốm

Ngôi làng gốm cổ

Giới thiệu chung về làng nghề gốm sứ bát tràng.

Làng Gốm truyền thống Bát Tràng nằm ven Sông Hồng thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Bát Tràng có nghĩa là Cái Sân Lớn, là mảnh đất dành cho chuyên môn. Tên Bát Tràng được hình thành từ thời Lê, đó là sự hội nhập giữa 5 dòng họ gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát xứ Thanh với dòng họ Nguyễn ở đất Minh Tràng. Năm dòng họ lớn gồm các họ Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã nhóm họp và quyết định đưa một số nghệ nhân, thợ gốm và gia đình con cháu dời làng di cư về phía kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp. Họ dừng chân tại vùng 72 gò đất trắng làng Minh Tràng. Ngày nay làng Gốm Bát Tràng chuyên sản xuất các Gốm Sứ với nhiều công năng khác nhau từ: ấm chén bát tràng, đồ thờ cúng, sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ, ... Tại đây các dòng họ vẫn giữ được chất nghề do cha ông truyền lại, khiến các sản phẩm đều có nét đặc trưng. 



LÀNG GỐM SỨ BÁT TRÀNG



LÀNG GỐM SỨ BÁT TRÀNG



Trong suốt chiều dài lịch sử, các nghệ nhân, người dân của làng đã cho ra lò vô số loại gốm, sứ quý và độc đáo. Gốm, sứ Bát Tràng không chỉ nổi tiếng trong nước, những sản phẩm tinh xảo, đã vang danh như gốm men ngọc (thời Lý, Trần), gốm hoa nâu hay gốm men nâu (cuối thời Trần - đầu thời Lê), gốm men rạn (thời Lê - Trịnh) và gốm hoa lam (cuối thời Lê - thời Nguyễn) đã được người tiêu dùng ở châu Âu, châu Á…
Những năm gần đây, người dân Bát Tràng đã ứng dụng nhiều công nghệ mới vào sản xuất. Cách nghĩ mới, cách làm mới ấy nhưng vẫn lấy những bí quyết cổ truyền làm cốt. Chính điều này làm cho các sản phẩm của Bát Tràng giữ được phong cách riêng, độc đáo, không lẫn với các thương hiệu khác. Do kinh tế trong và ngoài nước đều khó khăn, sản phẩm của Bát Tràng bán trong nước và xuất khẩu tuy vẫn đạt hàng chục triệu USD mỗi năm, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người, nhưng cũng giảm sôi động hơn ở những thời kỳ đỉnh cao.
Để thoát khó, nhiều hình thức kinh doanh, cải tiến mẫu mã sản phẩm cho hợp thời đã được giới trẻ Bát Tràng tích cực đổi mới. Hiện ở Bát Tràng có hơn 200 công ty, xí nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ gốm, sứ, du lịch...Hằng ngày, vẫn có hàng đoàn xe du lịch với rất nhiều khách trong và ngoài nước đã đến Bát Tràng tham quan, mua bán, tìm hiểu cách thức chế tác các sản phẩm gốm, tìm hiểu nguồn cội văn hóa, lịch sử độc đáo của làng nghề...
Chính sự đa dạng của các sản phẩm văn hóa vật thể từ làng gốm Bát Tràng qua giao lưu kinh tế, yếu tố văn hóa đã lan toả góp phần tạo nên nét đặc sắc của văn hóa Hà Nội, văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, văn hóa Việt Nam nói chung


LÀNG GỐM SỨ BÁT TRÀNG



LÀNG GỐM SỨ BÁT TRÀNG

Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân làng nghề được cải thiện, Bát Tràng được nhà nước quan tâm định hướng phát triển kinh tế và hạ tầng xã hội. Nhân dân tích cực đóng góp xây dựng làng, xã. Các di tích kiến trúc được trùng tu, tôn tạo, Đình - Đền - Chùa - Văn Chỉ là di tích lịch sử được xếp hạng. Hai di tích cách mạng, di tích kháng chiến được gắn biển. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ ngày 20/02/1959, khi Người về thăm làng gốm Bát Tràng: “ Làng Bát Tràng mới phải làm sao trở thành một trong những làng kiểu mẫu ở nước Việt Nam mới, nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Người dân quê gốm Bát Tràng đang nỗ lực thi đua phát huy truyền thống của nhiều thế hệ ông cha phấn đấu thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành hiện thực tại quê hương làng gốm



LÀNG GỐM SỨ BÁT TRÀNG

LÀNG GỐM SỨ BÁT TRÀNG
Đình Làng Bát Tràng


Hãy dành thời gian ghé qua nơi đây, sẽ là những trải nghiệm cực kì thú vị đối với các bạn.

Share on Google Plus

About dong99

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment